Từ nhiều năm trở lại đây, cứ đến ngày 12/8 Âm lịch hằng năm, các nghệ sĩ ngành kịch hát dân tộc lại long trọng tổ chức lễ giỗ Tổ nghề sân khấu. Vào ngày này, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành để dự lễ giỗ Tổ nghề.
1. Giỗ Tổ nghề sân khấu năm 2023 vào ngày bao nhiêu?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân, đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2023, Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày Thứ Ba 26/9/2023, tức 12/8 âm lịch.
Lễ giỗ Tổ thường được tổ chức tại các nhà hát, sân khấu, đền thờ... Các hoạt động trong ngày giỗ Tổ thường chia làm hai phần: Phần dâng hương, làm lễ và phần hội. Trong phần dâng hương, vai trò chủ tế thường được giao cho những nghệ sĩ gạo cội, có nhiều đóng góp cho sân khấu. Trong phần hội, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn chung vui với nhau hoặc tri ân khán giả. Lễ to hay lễ nhỏ không phải là yếu tố duy nhất thể hiện sự thành kính. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người nghệ sĩ. Họ luôn hướng về nghề với sự trân trọng, với khát vọng được cống hiến thì chắc chắn sẽ gặt hái được những trái ngọt.
2. Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu
Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ trong Nam và ngoài Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy Tổ nghề là ai thì hầu hết đều mơ hồ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Theo nhà biên kịch Chu Thơm, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu Việt Nam. Một trong những giai thoại phổ biến nhất là có vị vua hiếm muộn về đường con cái, lúc có tuổi thì sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú sau thời gian dài cầu xin trời Phật. Hai hoàng tử rất mê ca hát, không quan tâm tới việc triều chính. Họ qua đời vào ngày 12/8 âm lịch, trong một lần trốn cha đi coi hát. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Ngày họ qua đời được giới nghệ sĩ lấy làm ngày giỗ Tổ nghề. Nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, các giai thoại về ngày giỗ Tổ sân khấu rất khác nhau và chỉ mang tính ước lệ và rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này.
Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:
- Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu
- Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề
- Thánh Sư: soạn tuồng
Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ: Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu:
- Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
- Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
- Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long
- Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
- Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
- Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt
Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.
3. Ý nghĩa ngày Giỗ tổ nghề sân khấu
3.1 Giá trị truyền thống tưởng nhớ, tri ân các bậc tiên tổ
Từ nhiều năm trở lại đây, cứ đến ngày 12/8 Âm lịch hằng năm, các nghệ sĩ ngành kịch hát dân tộc lại long trọng tổ chức lễ giỗ Tổ nghề sân khấu. Vào ngày này, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành để dự lễ giỗ Tổ nghề. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành Sân khấu Việt Nam nhưng giai thoại nào cũng chỉ mang tính ước lệ, rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này. Tuy nhiên, dù có nhiều giai thoại và chưa thống nhất, đến nay, ngày 12/8 Âm lịch vẫn được khẳng định là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu Việt Nam. Giỗ Tổ truyền thống ngành sân khấu thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” quý báu; đồng thời là dịp để giới làm nghề họp mặt “ôn cố tri tân” nhìn lại quá trình hoạt động đã qua cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho công việc sáng tạo tiếp theo. Ngày 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, của toàn thể những người hoạt động biểu diễn, ca múa hát… Chính vì vậy, hằng năm, đến ngày này, các nghệ sĩ trên khắp mọi miền đất nước lại dâng hương lên Tổ nghề, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, các bậc tiền nhân đã sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo có giá trị, làm giàu cho bản sắc văn hóa, đồng thời để tri ân khán giả đã đồng hành cùng với các văn nghệ sĩ, bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu…
1. Giỗ Tổ nghề sân khấu năm 2023 vào ngày bao nhiêu?
Năm 2011, Thủ tướng đã ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân, đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2023, Giỗ tổ nghề sân khấu là ngày Thứ Ba 26/9/2023, tức 12/8 âm lịch.
Lễ giỗ Tổ thường được tổ chức tại các nhà hát, sân khấu, đền thờ... Các hoạt động trong ngày giỗ Tổ thường chia làm hai phần: Phần dâng hương, làm lễ và phần hội. Trong phần dâng hương, vai trò chủ tế thường được giao cho những nghệ sĩ gạo cội, có nhiều đóng góp cho sân khấu. Trong phần hội, các nghệ sĩ sẽ biểu diễn chung vui với nhau hoặc tri ân khán giả. Lễ to hay lễ nhỏ không phải là yếu tố duy nhất thể hiện sự thành kính. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người nghệ sĩ. Họ luôn hướng về nghề với sự trân trọng, với khát vọng được cống hiến thì chắc chắn sẽ gặt hái được những trái ngọt.
2. Nguồn gốc ngày Giỗ tổ sân khấu
Mặc dù hoạt động giỗ Tổ, tri ân được các nghệ sĩ trong Nam và ngoài Bắc tổ chức long trọng với tất cả sự thành kính nhưng khi được hỏi vậy Tổ nghề là ai thì hầu hết đều mơ hồ và không đưa ra được câu trả lời rõ ràng. Theo nhà biên kịch Chu Thơm, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu Việt Nam. Một trong những giai thoại phổ biến nhất là có vị vua hiếm muộn về đường con cái, lúc có tuổi thì sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú sau thời gian dài cầu xin trời Phật. Hai hoàng tử rất mê ca hát, không quan tâm tới việc triều chính. Họ qua đời vào ngày 12/8 âm lịch, trong một lần trốn cha đi coi hát. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca. Ngày họ qua đời được giới nghệ sĩ lấy làm ngày giỗ Tổ nghề. Nhà biên kịch Chu Thơm cho rằng, các giai thoại về ngày giỗ Tổ sân khấu rất khác nhau và chỉ mang tính ước lệ và rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này.
Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:
- Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu
- Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề
- Thánh Sư: soạn tuồng
Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ: Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu:
- Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
- Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
- Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long
- Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
- Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
- Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt
Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.
3. Ý nghĩa ngày Giỗ tổ nghề sân khấu
3.1 Giá trị truyền thống tưởng nhớ, tri ân các bậc tiên tổ
Từ nhiều năm trở lại đây, cứ đến ngày 12/8 Âm lịch hằng năm, các nghệ sĩ ngành kịch hát dân tộc lại long trọng tổ chức lễ giỗ Tổ nghề sân khấu. Vào ngày này, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành để dự lễ giỗ Tổ nghề. Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành Sân khấu Việt Nam nhưng giai thoại nào cũng chỉ mang tính ước lệ, rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này. Tuy nhiên, dù có nhiều giai thoại và chưa thống nhất, đến nay, ngày 12/8 Âm lịch vẫn được khẳng định là một ngày truyền thống, ý nghĩa của giới sân khấu Việt Nam. Giỗ Tổ truyền thống ngành sân khấu thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” quý báu; đồng thời là dịp để giới làm nghề họp mặt “ôn cố tri tân” nhìn lại quá trình hoạt động đã qua cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho công việc sáng tạo tiếp theo. Ngày 12/8 Âm lịch trở thành ngày chung của giới sân khấu, của toàn thể những người hoạt động biểu diễn, ca múa hát… Chính vì vậy, hằng năm, đến ngày này, các nghệ sĩ trên khắp mọi miền đất nước lại dâng hương lên Tổ nghề, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến tiên tổ, các bậc tiền nhân đã sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo có giá trị, làm giàu cho bản sắc văn hóa, đồng thời để tri ân khán giả đã đồng hành cùng với các văn nghệ sĩ, bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu…
Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam cho biết với những nghệ sĩ làm nghệ thuật truyền thống, ngày giỗ Tổ nghề có ý nghĩa tâm linh rất lớn. Đó là sự tri ân với các bậc tiền nhân đã sáng tạo ra nghệ thuật sân khấu, đồng thời, đây cũng là dịp để các thế hệ nghệ sĩ gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề… để các nghệ sĩ trẻ có dịp gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm từ những nghệ sĩ đi trước, để hiểu hơn, gắn bó hơn với nghề, tiếp bước các thế hệ đi trước gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu nói chung, nghệ thuật truyền thống nói riêng. Nhớ đến ngày giỗ Tổ nghề, Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Trung Kiên kể Nhà hát Cải lương Việt Nam đã tổ chức lễ giỗ Tổ từ vài chục năm nay. Hàng năm, mỗi khi đến ngày giỗ Tổ, Nhà hát lại trang hoàng lộng lẫy đèn hoa, anh em nghệ sĩ vui vẻ tưng bừng. Vào ngày 12/8 Âm lịch, lãnh đạo Nhà hát lại rước bài vị Tổ nghề từ phòng thờ xuống, trang trọng đặt ở sân khấu nhà hát, tổ chức dâng hương và làm lễ tế Tổ. Tiếp theo đó là chương trình biểu diễn những tiết mục nghệ thuật dâng lên Tổ nghề. Rồi Ban lãnh đạo, các nghệ sĩ lão thành, cán bộ Nhà hát đã nghỉ hưu, cùng các khách mời là bạn bè thân hữu và khán giả yêu nghệ thuật cải lương hoan hỉ thụ lộc, tập trung đàn hát, giao lưu nghệ thuật.
3.2 Ngày Tết đặc biệt của giới nghệ sĩ vừa linh thiêng, có dịp sum vầy
Cho đến nay, ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ của bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng. Giờ đây không chỉ các nghệ sĩ sân khấu mà ngay cả những người hoạt động trong các loại hình biểu diễn khác như phim ảnh, ca nhạc, MC, người mẫu... cũng háo hức tham gia các hoạt động của ngày giỗ Tổ. Trong ngày này, các nghệ sĩ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể mình đã trưởng thành. Như ở Hà Nội, giới sân khấu thường quy tụ về Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam… Còn ở TP HCM, giới kịch nói quy tụ về các sân khấu như Hồng Vân, Sân khấu Trịnh Kim Chi, 5B Võ Văn Tần,... Các nghệ sĩ cải lương gạo cội như Minh Vương, Thanh Tuấn, Kim Cương,… lại có chương trình riêng. Quả không ngoa khi nói rằng dịp giỗ Tổ nghề là ngày “Tết đặc biệt” của giới nghệ sĩ. Dù bận rộn đến đâu, các nghệ sĩ cũng thu xếp để về dự giỗ Tổ, dâng nén nhang tưởng nhớ và cầu nguyện Tổ nghiệp phù hộ. Đây cũng là dịp anh chị em đồng nghiệp các thế hệ gặp gỡ nhau, cùng hàn huyên, chia sẻ với nhau nhiều chuyện đời, chuyện nghề. Từ đó cùng nhắc nhở nhau có ý thức hơn và trách nhiệm với nghề. Sau những năm liền sân khấu vắng lặng dịp “Tết nghề” do dịch bệnh COVID-19, vào tháng 8 âm năm nay nghệ sĩ mọi miền đã cùng tề tựu, vui vầy nhân ngày giỗ Tổ nghiệp.
Ngày này nhắc nhở người nghệ sĩ rằng lộc Tổ không tự nhiên có mà phải bằng sự trau dồi nghề nghiệp, tu dưỡng đạo đức và trách nhiệm công dân. Mọi vinh quang sẽ qua đi, điều còn lại trong trí nhớ của người mộ điệu mới là vĩnh cửu”. Thông qua những hoạt động trên ta thấy được giới nghệ sĩ và các sở, ban, ngành đang ngày càng coi trọng ngày giỗ Tổ nghề sân khấu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy được sự trân trọng, say mê với nghề nghiệp của các nghệ sĩ cũng như sự quan tâm, đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Trước hoạt động sôi nổi nói trên, nhiều chuyên gia đánh giá rằng việc lan tỏa giá trị văn hóa của lễ giỗ Tổ sân khấu đến công chúng sẽ là phương thức hiệu quả để giữ gìn bản sắc cũng như phát huy sức mạnh văn hóa nghệ thuật trong thời đại mới.