1. Lễ Đầy Tháng Bé Là Gì? Ý Nghĩa của cúng đầy tháng bé.
Đầy tháng là thời điểm, theo quan niệm dân gian Việt Nam, đứa trẻ được vừa tròn một tháng sau sinh. Trong ngày đầy tháng, thường các gia đình làm lễ cúng đầy tháng và làm cỗ mời họ hàng khách khứa để mừng cho cháu bé đã qua thời trứng nước, đồng thời cũng là thời điểm mẹ của cháu bé kết thúc giai đoạn ở cữ.
Lễ cúng đầy tháng có thể nói là một trong những lễ cúng Mụ tương tự các nghi lễ cúng tạ các bà Mụ Thường thì 7 ngày sau khi sinh (với bé trai), 9 ngày (với bé gái) thì người ta làm lễ cúng đầy cữ để tạ ơn Bà Mụ và xin bà phù hộ và tập dạy cho cháu biết cười, lật , bò, đứng, đi, ăn , nói.... Được 1 tháng thì có lễ đầy tháng, cũng là để tạ ơn Bà Mụ, xin phép Bà Mụ đặt tên cho đứa trẻ. Khi trẻ được 1 năm thì làm lễ đầy tuổi, còn gọi là thôi nôi., xuất phát từ hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu. Việc tổ chức lễ đầy tháng nhằm tạ ơn các Mụ bà không chỉ nặn ra đứa trẻ, mà còn phù trợ cho "mẹ tròn con vuông".
Đây là một nghi lễ, phong tục làm đầy tháng cho bé. Với việc chuẩn bị lễ cúng đầy tháng 12 bà mụ & Đức Ông đã bảo vệ cho mẹ con trong quá trình thai kỳ & tiếp đó mong muốn cho đời sống của con em nhận được nhiều điều tốt lành.
Vì vậy việc không cúng đầy tháng có bị làm sao không, không cúng đầy tháng hay cúng đầy tháng dễ dàng nhận được không sẽ dựa vào tâm niệm tâm linh của từng người. Nhưng thường thuận theo phong tục làm lễ đầy tháng cho bé có thể dễ dàng hoặc cầu kỳ tuy nhiên chớ nên bỏ lỡ theo tâm niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
2. Cách tính đầy tháng cho bé Trai, bé Gái
a. Làm đầy tháng cho bé theo ngày âm hay ngày dương.
Phong tục cúng đầy tháng cho bé từ xưa đến giờ đều tương tự như mọi nghi thức tâm linh khác nên vẫn tính dựa trên lịch âm (ngày âm lịch). Bởi vì nước ta cũng như một số nước á đông chủ yếu phát triển nông nghiệp, mà nông nghiệp chủ yếu dựa vào mặt trăng để làm lịch tính thời gian. Nên từ rất xa xưa âm lịch được chọn để tính các mốc thời gian quan trọng trong năm và trong cuộc đời mỗi người như lễ, tết, sinh nhật...Cho nên để phù hợp với truyền thống cổ truyền thì các bà mẹ nên chọn cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé theo ngày âm.
b. Cách tính đầy tháng bé trai.
Theo quan điểm thì phương pháp tính ngày đầy tháng ngoài tính theo âm lịch thì có không giống nhau trong phương pháp tính đầy tháng bé trai & bé gái. Cụ thể, ngày đầy tháng trẻ em theo quan điểm “Gái lùi 2, Trai sụt 1”. Sở dĩ bé trai làm đầy tháng lùi lại 1 ngày là vì ông bà ta quan niệm con trai phải luôn là người đi trước, đi tắt đón đầu, xông xáo, mạnh dạn tiến về phía trước thì mới dễ thành công. Còn bé gái làm đầy tháng lùi lại 2 ngày, lùi nhìu hơn bé trai một ngày là vì ông bà cho rằng con gái phải biết nhường nhịn, nhẫn nhịn, vị tha, bao dung thì gia đình mới êm ấm, khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc ạ. Điều này có nghĩa là:
Bé gái sẽ làm lùi 2 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé, ví dụ bé gái sinh vào ngày 20.10 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 18.11 âm lịch.
Bé trai sẽ làm lùi 1 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé, ví dụ bé gái sinh vào ngày 20.10 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 19.11 âm lịch.
Và cách tính cúng đầy tháng là bao nhiêu ngày sau khi đẻ không cố định dựa dẫm tháng đủ, tháng thiếu tuy nhiên thuận theo nguyên lý trên.
Cũng có nhiều cha mẹ hỏi có cần làm lùi ngày theo quan điểm " gái lùi 2, trai lùi 1" hay không? đúng ngày sinh âm lịch, dương lịch hay không? Thực ra, có rất nhiều cách tính làm đầy tháng cho bé . Như "Nam trồi , nữ sụt""gái lùi 2 trai lùi 1", nhiều gia đình làm đúng ngày sinh ( âm lịch hoặc dương lịch)... nhưng ý nghĩa của cúng Mụ chính là cái tâm của mình, bày ra mâm lễ để tạ ơn các bà mụ,mong con cái luôn bình an về sau. Cha mẹ nên chọn 1 ngày phù hợp, thuận lợi nhất về thời gian và công việc của các thành viên trong gia đình để làm lễ cho bé.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LỄ CÚNG MỤ TRUYỀN THỐNG.
Nếu gia đình có ban thờ thổ công, gia tiên.
Bước 1:Mở cửa chính , cửa sổ nhà .
Bước 2: Đặt sớ gia tiên, thổ công trên ban thần linh ở dưới sớ có 2 tờ tiền trần (tiền mình tiêu).
Bước 3: Thắp hương trên ban thần linh trước, báo cáo thần linh gia tiên.
Bước 4: (MÂM CÚNG MỤ).
• Đặt sớ Phúc Lộc thọ Trên hoa quả ở mâm cúng mụ (Ở dưới sớ là 1 tờ tiền trần).
• Có hai chai nước lọc rót ra 13 cốc nước ( cốc bà chúa rót đầy, 12 cốc còn lại rót ½ cốc).
• 3 cốc Đức Ông ( Trà, Rượu, Nước) mỗi cốc rót 3 lần( 3 lần nước, 3 lần trà, 3 lần rượu).
• Châm nến 15 cây.
• Châm 4 cây hương, 3 cây vào cốc gạo, 1 cây vào mâm vàng mã
Bước 5: Mẹ bế bé ra đứng hướng vào ban gia tiên và mâm cúng mụ
Bố (Ông bà) đọc bài văn khấn cúng mụ
• Đầu tiên Vái 5 vái( Hành Lễ).
• Đọc bài văn cúng mụ từ (Nam mô a di đà phật đến Nam mô a di đà phật mặt sau)
• Cả nhà tạ lễ 3 vái ( Tạ Lễ)
Bước 6: Sau khi hết 2/3 hương gia đình có thể xin hạ lễ
• Xin ban thần linh gia tiên trước
• Xin mâm cúng mụ sau
Bước 7: Đem sớ, giấy tiền,….đồ mã đi hoá (Sớ hoá trước, giấy tiền , hài, váy hoá sau) Hoá xong thì trộn đều bát gạo và bát muối rắc quanh chỗ hoá giấy tiền vàng mã.
• Lưu ý: Thụ lộc thì luộc lại gà, tán lộc xôi chè
• Cảm ơn Quý Khách Đã sử dụng dịch vụ của công ty đồ cúng Việt .
• Chúc Bé hay ăn chóng lớn ( Trộm Vía Ngoan Ngoãn)