trình quản lý thẻ google
<!-- Google Tag Manager -->
<script>(function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start':
new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0],
j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src=
'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f);
})(window,document,'script','dataLayer','GTM-NTD644N');</script>
<!-- End Google Tag Manager -->
Dịch vụ của chúng tôi
Tin Tức
Cỗ Xôi, Gà Cúng Rằm dịch vụ Đồ Cúng Việt Hà Nội- Infonet.vn
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VỪA CHÀO ĐỜI ĐÚNG QUY TRÌNH MẸ CẦN BIẾT
Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Ở Bên Nội Hay Ngoại
MỘT SỐ CÂU CHÚC MỪNG KHAI TRƯƠNG HAY Ý NGHĨA
TRUNG THU RỘN RÀNG, NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG
6 GIÁ TRỊ CỐT LÕI LÀ KIM CHỈ NAN CHO PHƯƠNG HƯỚNG TỒN TẠI DÙY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG VIỆT
Ý nghĩa ngày Quốc Khánh 2-9 ? 3. Ngày Quốc khánh 2/9 năm 2023 được nghỉ mấy ngày?
CÚNG CÔ HỒN THÁNG 7 ĐÚNG CÁCH, ĐÚNG THỜI GIAN
Mâm cúng đầy tháng bé trai-gói 1
Nghi lễ cúng đầy tháng bé trai đã có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để gia đình cảm tạ ơn trên đã giúp bé khỏe mạnh. Ngoài ra, mọi người trong đại gia đình cũng gửi những lời chúc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé.
TP HÀ NỘI: Số 04 TT6.1, KĐT Ao Sào, P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai.
Hotline: 0814.394.394 0375.439.394 0814.439.394
TP HẢI PHÒNG: Số 18 Lô 35 TĐC Xi Măng, P. Sở Dầu,Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
Hotline: 0879.394.394 0879.394.394 0814.439.394
Thông tin chi tiết
Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai đúng nghi lễ.
Lễ cúng đầy tháng từ lâu đã trở thành tập tục của người dân phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi bé trai vừa tròn một tháng tuổi, gia đình làm lễ đầy tháng cho bé như một dịp để tạ ơn đã cho bé khỏe mạnh, thông minh... Trong ngày này thì người thân, gia đình, hàng xóm... cùng nhau gửi những lời chúc đến cho bé, cầu mong những điều tốt lành luôn đến với bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về lễ cúng đầy tháng bé trai.
Lễ cúng đầy tháng là gì?
Lễ cúng đầy tháng là một tín ngưỡng rất lâu đời của người Việt, được tổ chức khi bé vừa trong một tháng tuổi. Theo quan niệm dân gian thì các em bé được sinh ra dưới bàn tay nhào nặn của các bà mụ (hay còn gọi là các bà Tiên Nương). Lễ cúng là dịp để tạ ơn các bà Mụ đã giúp mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Đồng thời cũng là dịp để người thân, gia đình, hàng xóm gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến cho các em bé.
Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng bé trai.
Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các bà Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Mâm cúng đầy tháng bé trai có ý nghĩa rất quan trọng trong phong tục của người Phương Đông. Khi trẻ con được sinh ra tròn một tháng sẽ được bố mẹ làm lễ cúng đầy tháng để tạ ơn đất trời vì "mẹ tròn con vuông" và sau là để trình diện họ hàng nội ngoại về thành viên mới trong gia đình nhằm mong muốn mọi người đón nhận, yêu thương và che chở cho bé trong chặng hành trình dài sau này.
Cách tính ngày cúng đầy tháng bé trai.
Theo cách tính truyền thống, ngày cúng đầy tháng bé trai được căn cứ vào lịch âm và sẽ lùi lại 1 ngày.
Ví dụ: Nếu bé trai sinh vào ngày 03/03 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 02/04 âm lịch. Thông thường, lễ cúng đầy tháng này được thực hiện vào trước 12 giờ trưa.
Hiện nay, các bố mẹ thường căn cứ ngày sinh của con dựa trên lịch dương và ngày cúng đầy tháng là ngày trùng ngày sinh vào đúng tháng sau.
Giới thiệu về 12 mụ bà.
Làm Lễ đầy tháng cho bé trai, ngoài việc chuẩn bị mâm cúng gia tiên, mâm lễ thần tài, mâm cúng ông táo, bạn còn phải chuẩn bị mâm lễ vật kính 12 Mụ bà, 1 Bà chúa và một mâm kính 3 Đức ông. Sau đây là danh sách 12 Mụ bà sẽ luân phiên lo việc thai sản trong 12 năm cho bé và bà mỗi bà sẽ kiếm một việc trong sinh nở giáo dưỡng:
1. Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh).
2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh).
3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai).
4. Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
6. Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh).
7. Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)..
8. Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử).
12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Ngoài ra, còn có 3 Đức ông đó là Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).
Bày trí mâm cúng đầy tháng bé trai như thế nào?
Trong cách bày sắp mâm lễ cúng đầy tháng bé trai đúng cách có quy định về việc đặt mâm và bình hoa. Theo đó thì mâm cúng sẽ được đặt ở phía tây còn bình hoa thì ở phía đông theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Bình hoa và mâm quả cũng sẽ được sắp xếp cân xứng trong không gian cúng.
Lễ vật cúng 3 Đức ông được xếp trên 1 cái bàn nhỏ gồm có: gà luộc chéo cánh , 3 chén cháo, thịt quay, mâm ngũ quả, hoa tươi…Lễ cúng cho 12 vị tiên nương & 1 bà Chúa thiên thai được bày lên bàn lớn. Hai bàn này cách nhau khoảng 10 phân. Lễ vật được đặt trên mâm sắp xếp tùy ý sao cho cân đối và hợp lý nhất.
Cúng đầy tháng cho bé trai thường dùng chè đậu trắng (tùy theo từng vùng miền thì sẽ có các loại chè khác nhau) và phải dùng giấy độ thế nam hoặc sớ bình an và ghi rõ họ tên
Một số hình ảnh thực tế về mâm cúng đầy tháng
Mâm lễ đầy tháng bé trai
Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin giúp ích cho các gia đình đang chuẩn bị làm lễ cúng đầy tháng bé trai chu đáo, mâm lễ vật đầy đủ, trang trọng và mang tới những điều nguyện ước tốt lành cho con trong hiện tại cũng như tương lai.
Với việc phải chuẩn bị nhiều lễ vật như trên, nếu các mẹ không có nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo thì hãy truy cập ngay www:dichvudocunghanoi.vn hoặc gọi ngay 1900.3010 nhấn phím 3 để được tư vấn và đặt hàng.
Mâm cỗ và đồ lễ
Lễ vật cúng mụ bà và đức ông trong mâm cúng đầy tháng bé trai.
- Trái cây (Ngũ Quả).
- Hoa đồng tiền.
- Nhang trầm Hà Nội.
- Đèn cầy (nến).
- Gạo hủ.
- Muối hủ.
- Giấy cúng cơ bản.
- Sớ cúng ( sớ thổ công, sớ gia tiên, sớ phúc lộc thọ ).
- Trà.
- Rượu .
- Nước .
- Trầu têm (12 phần nhỏ và 1 phần lớn).
- Chè (Bé trai chè đậu đỏ/ đậutrắng - bé gái thì chè trôi nước).
- Xôi (Xôi gấc 12 phần nhỏ và 1 phần lớn).
- Gà Luộc.
Bài cúng
Bài cúng đầy tháng bé trai.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
- Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
- Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay, là ngày ... ... ... tháng ... ... ... năm ... ... ...
Vợ chồng con là ........................................ sinh được con (trai, gái) đặt tên là ........................................
Chúng con ngụ tại ........................................ ........................................ ........................................
Nay, nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ........................................ sinh ngày ........................................ được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nghi thức khai hoa.
Sau nghi thức cúng đầy tháng là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Nghi thức đặt tên cho con trai
Nghi thức đặt tên cho con trai còn được gọi là Xin Keo, đây là cách để bố mẹ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con trai mình.
Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con trai.
Chủ lễ sau khi khấn xong thì mọi người trong gia đình, họ hàng ăn uống sum vầy và gửi những lời chúc tốt đẹp, may mắn, lì xì cho con trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.