trình quản lý thẻ google
<!-- Google Tag Manager -->
<script>(function(w,d,s,l,i){w[l]=w[l]||[];w[l].push({'gtm.start':
new Date().getTime(),event:'gtm.js'});var f=d.getElementsByTagName(s)[0],
j=d.createElement(s),dl=l!='dataLayer'?'&l='+l:'';j.async=true;j.src=
'https://www.googletagmanager.com/gtm.js?id='+i+dl;f.parentNode.insertBefore(j,f);
})(window,document,'script','dataLayer','GTM-NTD644N');</script>
<!-- End Google Tag Manager -->
Dịch vụ của chúng tôi
Tin Tức
Cỗ Xôi, Gà Cúng Rằm dịch vụ Đồ Cúng Việt Hà Nội- Infonet.vn
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VỪA CHÀO ĐỜI ĐÚNG QUY TRÌNH MẸ CẦN BIẾT
Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Ở Bên Nội Hay Ngoại
MỘT SỐ CÂU CHÚC MỪNG KHAI TRƯƠNG HAY Ý NGHĨA
TRUNG THU RỘN RÀNG, NGẬP TRÀN QUÀ TẶNG
6 GIÁ TRỊ CỐT LÕI LÀ KIM CHỈ NAN CHO PHƯƠNG HƯỚNG TỒN TẠI DÙY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG VIỆT
Ý nghĩa ngày Quốc Khánh 2-9 ? 3. Ngày Quốc khánh 2/9 năm 2023 được nghỉ mấy ngày?
CÚNG CÔ HỒN THÁNG 7 ĐÚNG CÁCH, ĐÚNG THỜI GIAN
Mâm cúng thôi nôi bé trai-gói VIP
Ngoài việc cúng đầy tháng, bố mẹ còn phải chuẩn bị mâm cúng thôi nôi bé trai thật chu toàn khi bé tròn 1 năm tuổi. Đây là nghi thức quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Vì thế, cần phải chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo. Bài biết dưới đây sẽ giúp các bố mẹ có được những kiến thức cơ bản để có thể tự tổ chức lễ cúng thôi nôi cho con mình.
TP HÀ NỘI: Số 04 TT6.1, KĐT Ao Sào, P. Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai.
Hotline: 0814.394.394 0375.439.394 0814.439.394
TP HẢI PHÒNG: Số 18 Lô 35 TĐC Xi Măng, P. Sở Dầu,Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
Hotline: 0879.394.394 0879.394.394 0814.439.394
Thông tin chi tiết
Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi bé trai.
Lễ cúng thôi nôi bé trai là một tín ngưỡng dân gian trong phong tục tập quán của người Việt Nam được ông bà ta để lại cho con cháu kế thừa và tiếp tục phát huy. Đây là dịp để bày tỏ lòng thành kính biết ơn các vị Thần linh đã mang con đến với gia đình vì con cái là lộc trời ban, là tài sản quý giá nhất và là niềm hạnh phúc, niềm động viên vô cùng lớn dành cho ba mẹ. Việc bày một mâm lễ đầy đủ, trang trọng dâng lên trước án mong các ngài chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật cảm tạ của gia đình và mong được sự phù trợ của ơn trên là một việc rất quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Cách tính ngày cúng thôi nôi bé trai.
Theo quan niệm dân gian, đối với ngày cúng thôi nôi cho bé trai là theo lịch âm nhưng sẽ làm sụt đi một ngày.
Ví dụ: bé sinh vào ngày 15/3 âm lịch, các mẹ sẽ làm mâm cúng thôi nôi vào ngày 14/3 âm lịch.
Tuy nhiên, ngày nay, cách tính ngày cúng thôi nôi đơn giản hơn, khi mà các bậc phụ huynh bận rộn công việc có thể quên làm lễ thôi nôi cho bé vào ngày âm lịch thì có thể làm mâm cúng thôi nôi cho bé trai vào ngày dương lịch, đúng vào ngày sinh nhật của bé.
Ví dụ: Bé trai sinh ngày 3/4/2017 dương lịch thì có thể làm thôi nôi cho bé vào ngày 3/4/2018 nha.
Giới thiệu về 12 bà mụ và 3 đức ông.
Làm lễ thôi nôi cho bé trai, ngoài việc chuẩn bị mâm cúng gia tiên, mâm cúng thần tài, mâm cúng ông táo, bạn còn phải chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà, 1 bà chúa và một mâm cúng kính 3 Đức ông. Sau đây là danh sách 12 Mụ bà sẽ luân phiên lo việc thai sản trong 12 năm cho bé và bà mỗi sẽ kim một việc trong sinh nở giáo dưỡng:
1. Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh).
2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh).
3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai).
4. Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
6. Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh).
7. Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
8. Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử).
12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Ngoài ra, còn có 3 Đức ông đó là Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).
Mâm cỗ và đồ lễ
Ý nghĩa của mâm lễ vật cúng 12 bà mụ và 3 đức ông.
Theo quan niệm dân gian của người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì thế, một mâm lễ cúng thôi nôi được chuẩn bị chu đáo là để cảm ơn các vị Đại Tiên cùng với mong muốn lòng thành được chứng giám. Mong các Đại Tiên thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh phù hộ, che chở cho bé được ăn ngon, ngủ yên, vô bệnh vô tật, bình yên và hạnh phúc.
Mâm lễ vật cúng 12 Mụ bà và Đức ông trong lễ cúng thôi nôi bé trai bao gồm:
1 con gà luộc .
1 con lợn quay.
1 đĩa trái cây ( ngũ quả).
Chè đậu đỏ/ đậu trắng: 12 chén nhỏ và 1 chén lớn.
Xôi gấc in đậu xanh: 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn.
1 bình hoa tươi ( hoa đồng tiền), 15 cây đèn tealight (nến)+ 1 bó hương.
Bộ 13 hài váy áo, 13 bộ trang sức cho bà mụ, 1 đôi đũa hoa.
13 phần trầu tiêm ( 12 phần bé và 1 phần lớn ).
Bộ sớ gồm 1 sớ thổ công, 1 sớ gia tiên, 1 sớ phúc lộc thọ.
Bộ đồ bốc chọn nghề cho bé, gạo, muối, rượu, trà, nước…
Bài cúng
Bài cúng lễ thôi nôi bé trai.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
- Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
- Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ... ... tháng ... ... năm ... ...
Vợ chồng con là ... ... ... ... ... sinh được con (trai, gái) đặt tên là ... ... ... ... ...
Chúng con ngụ tại ... ... ... ... ...
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các lễ vật dâng bày lên trước án, trước bàn tọa như vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ... ... ... ... ... sinh ngày ... ... ... ... ... được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đính lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước).
Nghi lễ chọn đồ vật đoán nghề tương lai cho bé trai trong ngày thôi nôi
Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván, trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo, đất… Sau đó, đặt đứa trẻ ngồi trước các vật dụng để trẻ tự chọn lựa. Dĩ nhiên là đứa trẻ sẽ bò đến và nhặt lấy những thứ mà nó thích. Trong dân gian tin tưởng là vật nào được trẻ chọn trước (cầm trước) đó chính là sự chọn lựa nghề nghiệp tương lai của trẻ. Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, dòng họ nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và hôn trẻ với tình yêu thương chân tình.
Video
hh